Hội Ái Hữu Biên Hoà rất hân hạnh giới thiệu cùng Quý Vị bài GPhù Đổng Thiên Vương do đồng hương Nguyễn Văn Đáng lượt thuật, đóng góp trên diễn đàn. Hội chân thành cảm tạ tác giả. Kính mời Quý Vị thưởng lãm.
Trong suốt một ngàn năm chiều dài lịch sử Việt Nam, trong đó Trung Quốc một nước ở phía Bắc nước Việt Nam, thường xuyên gởi binh xuống đánh phá Việt Nam, gây chiến tranh, âm mưu của Trung Quốc là muốn đồng hoá dân Việt Nam, biến nước Việt Nam phải trở thành một tỉnh nhỏ của nước Tàu.
Để tồn tại người dân Việt Nam đã có 13 cuộc đối kháng đẫm máu để giữ vững bờ cõi nước Việt Nam được tồn tại tự do đến ngày nay.
Lần Thứ I
Phá Giặc Ân
Thời vua Hùng Vương thứ VI, có giặc Ân mủi đỏ kéo đến xâm phạm bờ cõi, cướp lấy nước Văn Lang. Thế giặc rất đông và mạnh, chúng đi đến đâu thi nơi đó tan nhà nát cửa, của cải bị chúng cướp, người bị chúng hiếp đáp, chúng giết hại không nương tay. gây bao cảnh hải hùng trong dân chúng. Vua Hùng Vương thứ 6 rất lo sợ, truyền cho sứ giả khắp nơi trong nước, tìm người tài giỏi ra tay cứu nước nhà.
Ở tại hương Phù Đổng, thuộc bộ Vũ Ninh có một đứa bé tên Gióng lên 03 tuổi vẫn chưa biết bò, biết lật, biết nói, biết cười. Đến khi tin sứ giả truyền rao đến làng Phù Đổng huyện Phong Châu nước Văn Lang cần người cứu nước, bỗng dưng Gióng ngồi dậy cất tiếng nói, yêu cầu mời vị sứ giả vào và xin tình nguyện đi đánh giặc Ân, với yêu cầu báo lại với vua là: Gióng cần phải có con ngựa bằng sắt và một cây gươm sắt.
Yêu cầu của Gióng tới vua, vua truyền thực hiện các điều yêu cầu của Gióng ở làng Phù Đổng, thợ rèn làm việc ngày đêm cho kịp thời những yêu cầu của Gióng.
Khi giặc tới chân núi Châu, sứ giả đem đủ các vật Gióng cần, đến làng Phù Đổng. Đứa bé Gióng vùng dậy vươn vai, trở thành một tráng sĩ to lớn khoẻ mạnh dị thường cao hơn một trượng, cả làng gom góp tất cả vãi vóc để may áo quần cho Gióng mà vẫn không đủ với tầm vóc của y.
Gióng xin áo quần mặc, xin cơm ăn. Mẹ của Gióng nấu liên tiếp mấy nồi cơm, Gióng ăn hết vẫn không no, cả làng phải góp gạo lại, giết gà, mổ heo làm cơm cho Gióng, ăn rất khoẻ mà vẫn chưa thấy no. Xong Gióng mặc áo giáp, tay cầm gươm nhảy lên lưng ngựa sắt, phi nhanh như sấm như sét ra chiến trường. Giặc Ân thấy Gióng như một thiên thần xong pha ngang dọc. Đi đến đâu thì giặc Ân nơi đó bị ngựa sắt phun lửa đốt cháy, quân giặc kinh sợ đạp lên nhau mà chạy, các tướng, của giặc Ân bị gươm sắt của Gióng đánh ngã ngựa tìm đường thoát thân hoặc chết trận. Giặc Ân chạy trốn trối chết, thây người chồng chất ngỗn ngang trên bãi chiến trường.
Đang tung hoành chiến đấu, bỗng dưng thanh gươm sắt gảy đôi, thuận tay bên lề, Gióng nhổ trọn một bụi tre đánh đập tơi tả vào quân giặc Ân hung ác, gây cho chúng rối loạn hàng ngũ, tự bỏ chạy rồi tan rả.
Dẹp xong giặc Ân, Gióng phi ngựa lên đỉnh núi Sóc Sơn, trút bỏ quần áo lại, sau đó người cùng ngựa sắt từ từ bay bổng lên Trời.
Vua Hùng Vương thứ VI, nhớ công ơn Gióng đã giúp vua trừ dẹp được giặc Ân tàn ác, cứu dân lành, vua không biết làm sau đền đáp, phong cho Gióng tráng sĩ là Phù Đổng Thiên Vương, tục gọi là Thánh Gióng. Vua cho lập đền thờ ngay quê nhà.
Nguyễn Văn Đáng
Tham khảo:
- Việt Nam Ngàn Năm Lịch Sử.
Σχόλια