Hội Ái Hữu Biên Hoà rất hân hạnh giới thiệu cùng Quý Vị bài Đại Thắng Giặc Nhà Tần do đồng hương Nguyễn Văn Đáng lượt thuật, đóng góp trên diễn đàn. Hội chân thành cảm tạ tác giả. Kính mời Quý Vị thưởng lãm.
Trong suốt một ngàn năm chiều dài lịch sử Việt Nam, trong đó Trung Quốc một nước ở phía Bắc nước Việt Nam, thường xuyên gởi binh xuống đánh phá Việt Nam, gây chiến tranh, âm mưu của Trung Quốc là muốn đồng hoá dân Việt Nam, biến nước Việt Nam phải trở thành một tỉnh nhỏ của nước Tàu.
Để tồn tại người dân Việt Nam đã có 13 cuộc đối kháng đẫm máu để giữ vững bờ cõi nước Việt Nam được tồn tại tự do đến ngày nay.
Lần Thứ II
ĐẠI THẮNG GIẶC NHÀ TẦN
Năm 214 trước Tây Lịch
Cuộc chiến tranh Tần Việt ở vào năm 214 trước Tây Lịch là một cuộc chiến chống nhà Tần mở rộng.
Vào thế kỷ thứ III trước Tây Lịch, các bộ lạc Âu Việt sinh hoạt ở vùng núi phía Bắc nước Việt và phía Nam tỉnh Quảng Châu (Trung Hoa). Năm 257 trước Tây Lịch, họ gồm có khoảng 9 bộ lạc, và bắt đầu hình thành lập ra quốc gia riêng của mình, đặt tên nước là Âu Lạc, đống đô ở Nam Bình (Cao Bằng), do Thục Chế làm thủ lãnh.
Sau khi Thục Chế qua đời, con là Thục Phán ra tay tiêu diệt các thủ lãnh của 9 bộ lạc nầy, từ đó khuếch trương lãnh thổ về phía nước Văn Lang của người Lạc Việt, vào thời vua Hùng Vương thứ 18, viện cớ là vua Hùng Vương thứ 18, từ chối gả người con gái của vua là công chúa Mỵ Nương, nên tức giận đem quân đánh chiếm nước Văn Lang.
Khi đó thì nhà Tần (Trung Hoa), đã tùng dòm ngó, nhấm đến nước Văn Lang từ nhiều năm trước, nhân cơ hội nầy, vua Tần Thuỷ Hoàng xua quân xuống cướp Bách Việt để mở rộng bờ cõi phía Nam cùa nhà Tần.
Năm 218-217 trước Tây Lịch, quân nhà Tần do tướng Đổ Thư, tổng chỉ huy đội ngũ, (có sự giúp công của một vị tướng người Bách Việt là Sữ Lộc, vốn đã thông thạo địa hình phía Nam), vị tướng nầy đã từng giữ chức quan Ngự Sử Giám của nhà Tần.
Tần Thuỷ Hoàng, đưa ra 50 vạn quân, chia ra làm 5 đạo quân. Đạo quân thứ 3 được đưa đi đóng binh tại Phiên Ngung, thuộc Nam Việt, đi theo đường Trường Sa vượt qua núi Ngũ Linh, ranh giới tỉnh Hồ Nam để đi tới Quảng Đông.
Đạo quân thứ 4 và thứ 5 tạo thành hai cánh quân đánh vào Đông Việt ở phía Nam tỉnh Chiếc Giang và Mãn Việt (Phúc Kiến), rồi sau đó hai đạo quân nầy hợp cùng với đạo quân thứ 3 tại Phiên Ngung, thủ đô Nam Việt, đi đánh chiếm đất Nam Việt, lập ra quận Nam Hải.
Trong khi 3 đạo quân nói trên lâm trận, thì đạo quân thứ 1 và thứ 2 đi ngược dòng sông Tương, bắt nguồn từ Ngũ Linh, nhưng khi đến đầu nguồn thì không còn đường thuỷ để chở quân lương sang Sông Ly (tức là Sông Quế), là nơi vùng nối đường đi Quảng Tây, do đó tướng Đỗ Thư sai Sữ Lộc đem một số binh sỉ đi đốn gổ làm cừ để mở đường tiến quân.
Trong khi 3 đạo quân tiến đánh vùng Mãn Việt, Đông Việt và Nam Việt thì khá thuận lợi và hoàn thành mục tiêu, đạo quân tiến đánh Ngũ Linh gặp phải nhiều khó khăn, liên tiếp trong 3 năm ( 218-215 trước Tây Lịch) quân nhà Tần, vừa phải đào kinh vừa phải đối phó với sự đánh trả khá mạnh của người Âu Việt. Suốt trong 3 năm đó quân nhà Tần liên tục phải tác chiến, giáp không cởi, nỏ không rời.
Nhờ con sông Linh Cừ, quân Tần tiến theo sông Quế đi vào lưu vực sông Tây Giang là nơi địa bàn của người dân Tây Âu, tại đây quân sĩ nhà Tần giết được thủ lãnh của người Tây Âu là Dịch Thư Tống, tuy nhiên người Bách Việt vẫn không đầu hàng, tiếp tục bầu lên người thủ lãnh khác để chỉ huy cuộc chiến chống nhà Tần.
Sau khi Dịch Hu Tống tử trận, Thục Phán trở thành thủ lĩnh Tây Âu đứng lên cầm quân chống giặc Tần. Để tránh thế mạnh của quân nhà Tần, thủ lĩnh mới Thục Phán, cho binh Âu Việt rút hết vào rừng sâu.
Năm 214 trước Tây Lịch, quân nhà Tần chiếm được đất Lương lập ra 2 quận: Quế Lâm và Tưởng. Từ đây Đỗ Thư tiếp tục cho tiến quân về phía Nam. Quân Tần theo sông Tả Giang và sông Kỳ, tiếp tục truy kích tiến vào vùng đất của người Âu Việt. Gặp phải sự kháng cự mạnh, người Âu Việt mở những trận đánh tập kích bất ngờ, dùng cung nỏ chống lại quân nhà Tần, làm tổn thương rất nhiều binh sĩ của Đỗ Thư.
Ngừời Âu Việt phải chiến đấu chống giặc Tần kéo dài trong nhiều năm, nhà Tần tổ chức nhiều cuộc càn quét tiêu diệt dân Âu Việt không hiệu quả, về lâu về dài thời gian quân nhà Tần thiếu tiếp tế lương thực, bị quân Âu Việt bao vây muốn tiến hay lui cũng không được, lương thực cạn dần trong rừng sâu. Âu Việt tấn công, binh Tần mất hết ý chí chiến đấu, quân nhà Tần bị phơi thây vài chục vạn, nhà Tần thiếu quân phải đem tù nhân ra để bổ sung quân Tần, Đỗ Thư bị giết trong trận chiến.
Đầu năm 206 trước Tây Lịch, quân nước Sở dưới quyền của Lưu Bang đánh bại nhà Tần. Nhà Tần chỉ tồn tại được 15 năm (221-206) với 3 đời vua thì sụp đổ Triều đại nhà Tần thật to lớn, lại quá ngắn ngủi.
Nguyễn Văn Đáng
Tham khảo:
- Bách Khoa Toàn Thư (Wikipedi)
Comments